I. Vài nét chung
1. Tác giả:
– Phạm Văn Đồng (1909-2000).
– Quê: Xã Tân Đức- Huyện Mộ Đức- Quảng Ngãi
– Là nhà chính trị, kinh tế, quản lí đồng thời cũng là nhà văn hoá, nhà văn nghệ tài ba. Giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Chính phủ như: Bộ trưởng Bộ ngoại giao, Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng …
2. Tác phẩm:
– Được viết trong dịp kỷ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu (3/7/1988) và được đăng trên tạp chí Văn học số 7-1963.
– Bố cục: 3 phần.
II. Đọc hiểu
1. Cách nhìn sâu sắc mới mẻ về Nguyễn Đình Chiểu.
– “Những vì sao có ánh sáng khác thường” => ánh sáng đẹp nhưng ta chưa quen nhìn nên khó phát hiện ra vẻ đẹp ấy.
– “Con mắt chúng ta … thấy”: có nghĩa là phải dày công kiên trì nghiên cứu thì mới khám phá được.
=> Cách nhìn nhận mới mẻ, đúng đắn sâu sắc khoa học.
2. Nhìn nhận về sự nghiệp thơ văn yêu nước chống Pháp của Nguyễn Đình Chiểu:
– Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là thơ văn chiến đấu, đánh thẳng vào kẻ thù và tôi tớ của chúng.
– Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu làm sống lại trong tâm trí chúng ta phong trào kháng Pháp oanh liệt và bền bỉ của nhân dân Nam Bộ.
– Ca ngợi những người anh hùng suốt đời tận tuỵ với nước, than khóc những người liệt sĩ đã trọn nghĩa với dân.
=> Hiểu đúng và trân trọng những đóng góp của thơ văn Đồ Chiểu.
3. Vài nét nghệ thuật:
– Bài nghị luận không khô khan mà trái lại có sức thuyết phục hấp dẫn lôi cuốn vì:
+ Có sự kết hợp hài hoà giữa lí lẽ xác đáng và tình cảm nồng hậu của người viết đối với nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu.
+ Có sự kết hợp giữa cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu với công việc chống Pháp lúc bấy giờ của nhân dân Nam Bộ.
=> Bài viết có sức tác động mạnh đến lý trítình cảm người đọc – tạo nên sức thuyết phục lớn.