Home / Văn mẫu / Lớp 12 / Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Tố Hữu

Trình bày hiểu biết của em về nhà thơ Tố Hữu

I. VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ

loading...

Tố Hữu (1920 – 2002) tên thật là Nguyễn Kim Thành, quê Phù Lai, xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo ham thích văn chương. Chính truyền thống gia đình và cảnh sắc thơ mộng của xứ Huế cùng những nét văn hoá đâm đà bản sắc dân tộc góp phần quan trọng trong việc hình thành hồn thơ Tó Hữu.

Tố Hữu sớm tham gia hoạt động cách mạng. Năm 1938 được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Mặc dù bị bắt, bị giam cầm trong nhà tù nhưng ý chí cách mạng vẫn không hề lay chuyển.

Cách mạng tháng Tám 1945 nổ ra, Tố Hữu lãnh đạo cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế.

Sau cách mạng tháng Tám, Tố Hữu ra Bắc và liên tục giữ những chức vụ quan trọng của bộ máy lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Năm 1996 được Đảng và Nhà nước tặng thưởng giải thường Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt 1)

II. CON ĐƯỜNG THƠ TỐ HỮU

Tố Hữu là cây đại thụ của văn chương cách mạng, đặc biệt ở thể loại thơ trữ tình chính trị. Con đường thơ của ông luon song hành với các giai đoạn cách mạng, phản ánh những chặng đường cách mạng đồng thời thể hiện sự vận động của tư tưởng và nghệ thuật của nhà thơ.

1. Chặng đường “Từ ấy”

Tập thơ “Từ ấy” (1937 – 1946) là niềm hân hoan của tâm hồn trẻ đang băn khoăn đi tìm lẽ yêu đời tìm thấy lí tưởng và ánh sáng cách mạng, tìm thấy lẽ sống.

Tập thơ được chia làm ba phần : Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Trong đó Xiềng xích là phần thành công nhất, thể hiện sự trưởng thành của người thanh niên cộng sản và bước phát triển của hồn thơ Tố Hữu.

Tập thơ thể hiện chất men say lí tưởng, chất lãng mạn trong trẻo, tâm hồn nhạy cảm, sôi nổi, trẻ trung của một cái tôi trữ tình mới.

2. Chặng đường “Việt Bắc”

Tập thơ “Việt Bắc” (1947 – 1954) chủ yếu hướng vào thể hiện quần chúng cách mạng, được phát triển theo hướng khái quát – tổng hợp mang đậm tính sử thi.

Tập thơ thể hiện ba điểm cần lưu ý :

– Là bản anh hùng ca của cuộc kháng chiến, phản ánh những chặng đường gian lao anh dũng và thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Thể hiện thành công hình ảnh và tâm tư của quần chúng nhân dân kháng chiến.

– Kết tinh những tình cảm lớn của người Việt Nam kháng chiến mà bao trùm và thống nhất mọi tình cảm là lòng yêu nước nồng nàn.

3. Chặng đường “Gió lộng”

Tập thơ “Gió lộng” (1955 – 1961) tiếp tục khuynh hướng khái quát và cảm hứng lịch sử cuối tập Việt Bắc, kết hợp với cái tôi trữ tình công dân, khai thác các chủ đề lớn: Chủ nghĩa xã hội, đấu tranh thóng nhất đất nước và tình cảm quốc tế vô sản.

Các tác phẩm viết về an tình cách mạng, về miền Nam là thành công hơn cả. (Quê mẹ, Người con gái Việt Nam, Mẹ Tơm…)
Hạn chế : cái nhìn đơn giản một chiều, lí tưởng hoá đời sống.

4. Chặng đường “Ra trân” và chặng đường “Máu và Hoa”

Tập thơ “Ra trận” (1962 – 1971) và tập thơ “Máu và Hoa” (1972 – 1977) là lời động viên, cổ vũ, ca ngợi cuộc chiến đấu, mang đậm phong cách chính luận, thời sự, chất sử thi, có lúc mang âm hưởng anh hùng ca.

5. Chặng đường “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”

Tập thơ “Một tiếng đờn” (1992) và tập thơ “Ta với ta” (1999) là những vần thơ chiêm nghiệm về lẽ sống, về cuộc đời bên cạnh khuynh hướng trữ tình chính trị, thể hiện sự kiên định vào lí tưởng cách mạng của nhà thơ.

III. PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT

Tố Hữu là nhà thơ của lí tưởng cộng sản. Thơ Tố Hữu tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị.

– Con đường thơ Tó Hữu bắt đầu với sự giác ngộ lí tưởng cách mạng, luôn gắn liền quá trình sáng tác với các giai đoạn của phong trào đấu tranh cách mạng.

– Lí tưởng cộng sản luôn là ngọn nguồn của mọi cảm hứng sáng tạo nghệ thuật của Tố Hữu.

– Coi việc làm thơ là một nhiệm vụ cách mạng, một hoạt động cách mạng nhằm tuyên truyền, giác ngộ, giáo dục, đấu tranh cho lí tưởng cách mạng.

– Kết hợp hài hoà dòng thơ cách mạng đầu thế kỉ XX với truyền tống thẩm mĩ của văn học trung đại.. Các thể thơ bảy chữ, năm chữ, lục bát… cách phối âm, hiệp vần mang nặng tính truyền thống hơn là sáng tạo, tìm tòi, đổi mới.

Bình luận cho bài viết

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

[Dàn Ý] Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu

Đề: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Những …