Home / Văn mẫu / Lớp 12 / Phân tích hình tượng con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân

Phân tích hình tượng con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân

Em hãy phân tích hình tượng con Sông Đà trong tùy bút Người lái đò Sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân (phần trích trong Ngữ văn 12, Tập một – NXB Giáo dục, 2011).

loading...

Dàn ý

– Giới thiệu tùy bút Người lái đò Sông Đà và hoàn cảnh sáng tác.

– Hình tượng con Sông Đà trong tác phẩm hiện lên mang vẻ đẹp vừa hung bạo, dữ dằn, vừa thơ mộng, trữ tình.

* Sông Đà hung bạo, dữ dằn:

– Cảnh đá bờ sông “dựng vách thành” hiểm trở, một khúc sông hẹp bị đá chẹt lại như cái “yết hầu”; mặt ghềnh Hát Loóng sóng nước dữ dội; quãng Tà Mường Vát với những cái hút nước nguy hiểm, chết người; thác nước cuồng nộ; trùng vi thạch trận, phòng tuyến sẵn sàng “ăn chết” con thuyền và người lái đò;…(Chọn và phân tích dẫn chứng)

– Câu văn ngắn; sự tưởng tượng, liên tưởng độc đáo, mới mẻ; ngôn ngữ tạo hình; sử dụng đa dạng phép tu từ như nhân hóa, so sánh, đối lập…

– Vận dụng kiến thức liên ngành: quân sự, võ thuật, điện ảnh, địa lí…

– Khắc chạm được tính cách hung bạo, dữ dằn của con sông: lộ vẻ nham hiểm, dữ ác của “con thủy quái”,“kẻ thù số một” của con người.

* Sông Đà thơ mộng, trữ tình:

– Từ trên cao nhìn xuống, nhà văn đã thấy dòng chảy uốn lượn của con sông như mái tóc của người thiếu nữ diễm kiều, mềm mại, tha thướt; màu nước Sông Đà biến đổi theo mùa, mỗi mùa có một vẻ đẹp riêng; cảnh vật hai bên bờ Sông Đà vừa hoang sơ, tĩnh lặng nhuốm màu cổ tích vừa trù phú tràn trề nhựa sống, như bắt đầu một mùa nảy lộc sinh sôi;…(Chọn và phân tích dẫn chứng)

– Câu văn mềm mại, co duỗi nhịp nhàng, nhân hóa độc đáo; hình ảnh so sánh rất nên thơ; …

– Khắc chạm được tính cách thứ hai của con sông: Sông Đà giống như một “cố nhân”.

Đánh giá chung:

– Với Nguyễn Tuân, thiên nhiên không thuần túy là thiên nhiên mà là một sản phẩm nghệ thuật vô giá của tạo hóa. Sông Đà không chỉ là một vật vô tri, vô giác mà nó có tính cách, chính điều đó làm cho con sông sống động, có hồn.

– Qua hình tượng Sông Đà, Nguyễn Tuân thể hiện tình cảm yêu mến tha thiết và mê say đối với thiên nhiên đất nước. Cảm nhận và miêu tả Sông Đà, nhà văn đã thể hiện rõ phong cách nghệ thuật qua áng văn tùy bút xuất sắc, làm say đắm lòng người, chứng tỏ sự tài hoa, uyên bác và lịch lãm.

– Hình tượng Sông Đà là phông nền cho sự xuất hiện và tôn vinh vẻ đẹp con người mà ở đây là người lái đò trên dòng sông hung bạo và trữ tình.

– Nghệ thuật: Những ví von, so sánh, liên tưởng, tưởng tượng độc đáo, bất ngờ và thú vị; từ ngữ phong phú, sống động, giàu hình ảnh, có sức gợi cảm cao; câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu, lúc thì hối hả, gân guốc, khi thì chậm rãi, trữ tình,….

Bình luận cho bài viết

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

Tóm tắt ngắn gọn Chữ người tử tù và ý nghĩa tác phẩm

Tóm tắt “Chữ người tử tù”loading... a. Tóm tắt tình huống truyện tác phẩm “Chữ …