Home / Văn mẫu / Lớp 11 / Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào

Ở khổ thơ thứ ba, nhà thơ bộc lộ tâm sự của mình như thế nào

“Mơ khách đường xa, khách đường xa
Áo em trắng quá nhìn không ra…
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà?”

loading...

phân tích khổ 3 đây thôn vĩ dạ

Ở hai câu thơ trên, ngòi bút Hàn Mặc Tử hướng đến thiên nhiên xứ Huế để bộc lộ tâm tư, còn ở khổ thơ này, nhà thơ trực tiếp tâm sự với người xứ Huế. Trước hết, với điệp ngữ ” khách đường xa”, câu mở đầu khổ thơ như nhấn mạnh thêm nỗi xót xa, như lời thầm tâm sự của nhà thơ với chính mình: Trước lời mời của cô gái thôn vĩ ( Sao anh không về chơi thôn Vĩ?), có lẽ nhà thơ chỉ là người khách quá xa xôi, hơn thế, chỉ là người khách trong mơ mà thôi. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới suy tư ấy nhưng chủ yếu đây là mặc cảm về tình người, vì có thể hiểu hai câu giữa khổ thơ theo hai nghĩa. Về nghĩa thực, xứ Huế nắng nhiều, mưa nhiều nên cũng nhiều sương khói, sương khói làm tăng thêm vẻ hư ảo, mộng mơ của Huế nhưng sương và khói đều mầu trắng và ” áo em” cũng cũng mầu trắng thì chỉ thấy bóng người thấp thoáng, mờ ảo. Về nghĩa bóng, cái sương khói làm mờ cả bóng người ấy phải chăng là tượng trưng cho bao cái huyễn hoặc của cuộc đời đang làm cho tình người trở nên khó hiểu và xa vời?

Hai khổ thơ đầu nói cái đẹp của xứ Huế, khổ cuối nói vẻ đẹp của cô gái Huế. Tả cảnh đẹp xứ Huế, Hàn Mặc Tử đắm say đến mực nhập hòa vào cảnh; nói đến vẻ đẹp của cô gái Huế, nhà thơ lại lùi ra xa, giữa nhà thơ với cô gái là một khoảng cách mịt mờ sương khói. Vì thế mới có câu thơ cuối mang chút hoài nghi mà lại chan chứa niềm thiết tha với cuộc đời: ” Ai biết tình ai có đậm đà?”. Ở đó nhà thơ đã sử dụng rất tài tình đại từ phiếm chỉ “ai” để mở ra hai ý nghĩa của câu thơ: Nhà thơ làm sao mà biết được tình người xứ Huế có đậm đà không, hay cũng mờ ảo, dễ có chóng tan như sương khói kia; tuy vậy, người xứ Huế có biết chăng tình cảm của nhà thơ với cảnh Huế, người Huế hết sức thắm thiết, đậm đà? Dù hiểu theo nghĩa nào thì câu thơ cũng chỉ làm tăng thêm nỗi cô đơn, trống vắng trong một tâm hồn tha thiết yêu thương con người và cuộc đời.

Bình luận cho bài viết

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mạc Tử

Nếu nhân loại không còn khao khát nữa Và nhà thơ – nghề chẳng kẻ …