Dựa vào phần thứ hai của đoạn trích bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, của Hoàng Phủ Ngọc Tường, hãy thể hiện sự cảm nhận của anh (chị) về sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế.

loading...

Gợi hướng làm bài

Mở bài: Phần đầu của đoạn trích bài kí “ Ai đã đặt tên cho dòng sông?”, nhà văn Hoàng Phủ ngọc Tường đã khắc hoạ một sông Hương có vẻ đẹp của một sức sống mãnh liệt, hoang dại và đầy cá tính. Trong phần thứ hai, tác giả mang đến cho người đọc những cảm nhận sâu sắc về sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế.

Thân bài:

(Các bạn có thể đưa ra những cảm nhận khác nhau về sông Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế, song phải thể hiện được các ý chính sau)

Ý 1: Khi về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế, sông Hương như một tình nhân dịu dàng và chung thuỷ của cố đô.

+ Giữa cánh đồng Châu Hoá đầy hoa dại, sông Hương là cô gái đẹp ngủ mơ màng, như nàng tiên được đánh thức, sông Hương bổng bừng lên một sức trẻ, như đang tận hưởng và thoả niềm khao khát tuổi xuân “ chuyển dòng liên tục……….sừng sững như thành quách…

+ Sông Hương thể hiện nét dịu dàng “ mềm như tấm lụa” khi qua Vọng Cảnh, Tam thai, Lựu Bảo; sông Hương vẻ trầm mặc khi qua những lăng tẩm, đền đài, chất chứa niềm kiêu hảnh, phong kín trong những rừng thông u tịch; sông Hương bừng sáng, tươi tắn khi gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà

Ý 2: Khi chảy vào thành phố Huế sông Hương chậm rãi, êm dịu, mềm mại, như vấn vương một nỗi lòng:

+ Hình ảnh sông Hương hiện lên đầy ấn tượng trong dáng nét của chiếc cầu trắng in trên nền trời, nhỏ nhắn như những vành trăng non, sông Hương uốn một cánh cung rất nhẹ…

+ Hình ảnh sông Hương với trăm nghìn ánh hoa đăng bồng bềnh….khi qua Huế bổng ngập ngừng không muốn đi, muốn ở, chao nhẹ trên mặt nước như những vấn vương của một nỗi lòng…

+ Sông Hương có điệu chảy lặng lờ của nóĐấy là điệu Slow tình cảm dành riêng cho Huế.

+ Sông Hương còn được tác giả so sánh với sông Xen của Pa-ri, sông Đa- nuýt của Bu-đa-pét, sông Nê-va với những phiến băng trôi nhanh như chiếc thuyền của những chú chim hải âu…

Kết bài: Qua phần hai của đoạn trích, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cho thấy sự điêu luyện của một ngòi bút viết kí, nhất là một tâm hồn luôn nhạy cảm, tinh tế trước vẻ đẹp của tạo vật và quê hương. Ông đã truyền dẫn được niềm xúc cảm mãnh liệt của mình về sông Hương và kinh thành Huế trong lòng đọc giả.

* Lưu ý: Các bạn nên dựa vào các yếu tố ngôn ngữ, các hình tượng nghệ thuật và các thủ pháp nghệ thuật để làm nổi bật các ý trên.