Đề bài:Anh (chị) hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

loading...

“Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.

Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê
Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

(Ngữ văn 12, tập một, tr. 112-113, NXBGD Việt Nam, năm 2010 )

Dàn bài gợi ý:

*Mở bài:

– Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Giơnevơ ký kết, miền Bắc nước ta được giải phóng. Tháng 10 năm 1954 các cơ quan Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về Hà Nội, nhân sự kiện thời sự có tính lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ này

– Bài thơ được viết theo thể lục bát dài 150 câu, đoạn phân tích từ câu sáu mươi ba đến câu bảy mươi tư.

*Thân bài:

Phân tích giá trị nội dung:

– Đoạn thơ tái hiện lại nỗi nhớ trong ký ức tác giả về cảnh tượng hào hùng, sôi động, đầy khí thế của cuộc kháng chiến toàn dân ở chiến khu Việt Bắc:

Những đường Việt Bắc của ta
Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng

Anh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”.

– Cảnh tượng hào hùng của cuộc kháng chiến ấy được nhà thơ Tố Hữu đặc tả sinh động qua hình ảnh các con đường Việt Bắc trong những đêm kháng chiến “rầm rập như là đất rung”, “Quân đi điệp điệp trùng trùng”. Nổi bật hơn cả là sức mạnh và niềm lạc quan của những lực lượng kháng chiến:

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên. ”

– Nhà thơ nhớ về những niềm vui chiến thắng trên khắp mọi miền của đất nước:
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình,Tây Bắc, Điện Biên vui về
Vui từ Đồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng. ”

Đoạn thơ mở ra một không gian rộng lớn của chiến thắng -“trăm miền” từ Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên cho đến Đồng Tháp, An Khê rồi lại trở lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng.

=> Đoạn thơ thể hiện cảm hứng ngợi ca Việt Bắc, ngợi ca cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt của nhân dân ta.

Phân tích giá trị nghệ thuật:

– Đoạn thơ được tác giả vận dụng nhuần nhuyễn thể thơ lục bát ;

– Giọng thơ sôi nổi, hào hùng ;

– Nhà thơ chọn lựa những hình ảnh … những từ ngữ giàu sức gợi cảm ;

– Sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ như: trùng điệp, so sánh, cường điệu, liệt kê …đã diễn tả rất thành công khí thế hào hùng, sôi nổi của cuộc kháng chiến.

* Kết bài:

– Đoạn thơ đã tái hiện lại một thời kỳ đấu tranh với khí thế rất đổi tự hào của dân tộc, với sức mạnh không gì có thể cản nổi của quân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.

– Qua đoạn thơ này, ta thấy được tính trữ tình chính trị, tính dân tộc đậm đà, cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi trong phong cách thơ Tố Hữu.