Home / Văn mẫu / Lớp 10 / Phân tích bài thơ Tỏ lòng -Phạm Ngũ Lão

Phân tích bài thơ Tỏ lòng -Phạm Ngũ Lão

I. Phân tích bài thơ Tỏ Lòng của tác giả Phạm Ngũ Lão

phân tích bài thơ tỏ lòng của phạm ngũ lão

loading...
Phân tích bài thơ Tỏ Lòng (Thuật hoài) – Phạm Ngũ Lão. Đây là bài văn khó phân tích, hi vọng bài chia sẻ của chúng tôi sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn. Chúc các bạn học giỏi.

Phạm Ngũ Lão là một vị tướng có nhiều đóng góp cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Không những thế ông còn có tài sáng tác thơ văn, ông để lại nhiều tác phẩm có giá trị, trong đó phải kể đến Thuật hoài.

Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả khí thế oai hùng của đoàn quân đang sẵn sàng chiến đầu để bảo vệ non sông.

Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

Câu thơ mang một ý nghĩa đặc sắc, muốn nói đến việc cầm ngang ngọn giáo, gìn giữ non sông đã trải qua nhiều năm. Một hình ảnh khái quát, tĩnh như một bức tượng về người chiến sĩ bảo vệ tổ quốc. Câu thơ dịch là “Múa giáo”, cụ thể, động. Có làm mất sức tạc hình, nhưng không làm mất ý nghĩa chính, tầm vóc lớn của hình ảnh. Câu thơ thứ hai là hình ảnh nền. Câu thơ này hiểu như bản dịch SGK hay như cách hiểu thứ hai (Ba quân khí thế át cả sao Ngưu) đều được, vì hoàn toàn không sai lệch nghĩa.

Chỉ với hai câu thơ ngắn ngủi, người đọc đã có thể hình dung ra khí thể hào hùng của đội quân đang chiến đấu bảo vệ non sông, đồng thời thể hiện lòng yêu nước ý chí căm thù giặc của nhân dân ta, một câu dựng hình ảnh chính, một câu dựng hình ảnh nền, một câu khắc điểm, một câu vẽ diện, đêu dựng được tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao của cá nhân người anh hùng, quân đội dũng sĩ, dân tộc hùng mạng, tự cường.

Cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta đã trải qua nhiều thế kỉ, nhưng lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc càng ngày càng dâng lên trong mỗi người dânKhi đất nước có chiến tranh thì việc bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh là điều ưu tiên trước nhất. Nhưng trải qua ngàn năm văn học, riêng trong thơ tạc hình người anh hùng chiến trận mà muôn đời còn nhớ, cũng chỉ có số ít thi phẩm. Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão là sự mở đầu. Cuối thời nhà Trần, khi giới quý tộc tổ chức kháng chiến chống quân đô hộ Minh, cũng thấy hình ảnh này – nhưng là hình ảnh người anh hùng chiến bại trong thơ Đặng Dung (Thù nước chưa xong đầu vội bạc /  Mấy độ mài gươm dưới bóng trăng). Kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) là hình ảnh “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới / Đầu súng trăng treo” trong bài Đồng Chí của Chính Hữu. Chống Mĩ (1954 – 1975) có hình ảnh Dáng dứng Việt Nam trong thơ Lê Anh Xuân (Không một tấm hình, không một dòng địa chỉ / Anh chẳng để lại gì riêng cho anh trước lúc lên đường / Chỉ để lại dáng đứng Việt nam tạc vào thế kỉ / Anh là chiến sĩ giải phóng quân).

Quan niệm về chí làm trai đã được nhiều nhà thơ thể hiện, mỗi nhà thơ bày tỏ một quan niệm riêng của mình. Nhưng tựu chung lại, các nhà thơ đều muốn nhắc nhở đấng nam nhi rằng đã làm trai thì phải giúp được gì cho đời, cho đất nước, nếu không làm được thì phải thấy then với lương tâm. Quan niệm đó cũng là một trong những cái ngông trong thơ ông.

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu

Thời xưa con người coi trọng nam nhi hơn nữ nhi, và đặt một kì vọng lớn vào nam nhi. Điều đó tạo một lễ giáo, như một quy định bất thành văn, đã là nam nhi thì phải làm được việc lớn. Đây là một quan niệm sống tích cực, ngày nay vẫn cần được phát huy nhưng đi cùng quan niệm nam nữ bình đẳng mới trọn vẹn. Chí làm trai thể hiện rõ nhất ở cái đích: đi ra bốn phương, lập nên công danh, sự nghiệp.

Cùng quan niệm về chí làm trai, trong ca dao có câu:

Làm trai cho đáng nên trai

Phú Xuân cũng trải, Đồng Nai cũng từng

Làm trai cho đáng nên trai

Xuống đông, đông tĩnh, lên đoài, đoài yên

Nguyễn Công Trứ cũng có một quan niệm hào hùng rằng:

Đã sinh ra ở trong trời đất

Phải có danh gì với núi sông.

II. Khát vọng về sự nghiệp cứu nước trong Tỏ lòng

Có thể nói rằng bài thơ Tỏ lòng thể hiện khí phách tuổi trẻ lần đầu tiên được khẳng định trong văn học một cách thẳng thắng gắn chặt với sự nghiệp lớn lao – cứu nước, trong sự so sánh, trong nỗi thẹn với một tài năng xuất chúng, công danh hiểm hách, một lòng phò vua giúp nước là Gia Cát Lượng. Thì cái chí khí, tài năng, tấm lòng của con người này đã đạt tới cao độ. Mặt khác cũng cần thấy, có tài lớn, chí cao, tâm khát vọng nhưng không có hào khí thời đại anh hùng cũng không thể sản sinh ra con người anh hùng với nỗi thẹn một lòng vì nước như thế.

Đọc toàn bộ bài thơ, người đọc có thể hiểu ra tâm ý của tác giả, tác giả đã dựng một tượng đài ở hai đầu câu, là một lời thúc giục thế hệ ở hai câu cuối. Bởi hai câu cuối không phải là chỉ sự tỏ lòng của một cá nhân, còn là lời khích lệ tướng sĩ, những trang nam nhi trước vận nước gian nguy.

Không phải đến Phạm Ngũ Lão mới có quan niệm về chí làm trai hào hùng như vậy. Nhưng đọc Thuật hoài người đọc hình dung ra hình ảnh người anh hùng hiện lên sừng sững như một bức tượng được tạc công phu, bức tượng ấy thể hiện hết được chí khí cũng như nhân cách của người anh hùng ấy.

Bình luận cho bài viết

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

Soạn bài tỏ lòng Phạm Ngũ Lão – Văn mẫu lớp 10

A. 5 kiến thức cơ bản cần lưu ýloading... 1. Nguyên tắc chung Để đọc – …