Home / Văn mẫu / Lớp 12 / Giá trị thẩm mỹ của hình tượng tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Giá trị thẩm mỹ của hình tượng tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ

Giá trị thẩm mỹ của hình tượng tiếng sáo trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài”

loading...

Trả lời:

Trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” – Tô Hoài có một hình tượng nghệ thuật mang tính thẩm mỹ cao, đó là hình tượng tiếng sáo.

– Tiếng sáo trở đi trở lại nhiều lần tứ âm thanh, vẳng lên ngoài “đầu núi”, “tiếng sáo gọi ban đầu làng”, “tiếng sáo gọi bạn yêu lơ lửng bay ngoài đường”, … cuối cùng tiếng sáo rập rờn trong đầu Mị. Như vậy, tiếng sáo được miêu tả từ xa đến gần, từ hiện tại đến quá khứ, từ âm thanh của cuộc đời bên ngoài trở thành tiếng lòng của người thiếu phụ.

– Tiếng sáo gắn với kỷ niệm thời con gái ngọt ngào của Mị, “ngày trước Mị thổi sáo giỏi. Mị uốn chiếc lá qua môi, thổi lá cũng hay như thổi sáo”, trai làng nhiều người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.

– Trong đêm tình mùa xuân, tiếng sáo hiện tại đánh thức tiếng sáo thời thiếu nữ, đánh thức khát vọng sống mãnh liệt trong tâm hồn Mị. Nghe tiếng sáo Mị thấy thiết tha bồi hồi. Cô nhẩm thẩm bài hát của người đọc thổi sáo. Lần đầu tiên sau nhiều năm làm dâu. Cô ý thức mình còn trẻ “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ Mị muốn đi chơi”

Có thể nói tiếng sáo là tiếng gọi của hạnh phúc, của cuộc sống bên ngoài đã đánh thức tâm hồn gần như tê liệt của Mị. Nó kéo cô từ cõi quên trở về cõi nhớ để rồi thổi bùng lên khát vọng hạnh phúc. Tiếng sáo là một hình tượng nghệ thuật quan trọng để Tô Hoài khắc họa tính cách và miêu tả tâm trạng nhân vật Mị.

– Mặt khác, hình tượng tiếng sáo còn góp phần tạo dựng một không gian nghệ thuật mang đậm màu sắc dân tộc độc đáo ở vùng cao Tây Bắc. Miêu tả phong tục, thế giới tinh thần của dân tộc Mèo không thể không gắn với tiếng sáo trầm bổng thiết tha.

Tóm lại: Tiếng sáo “thiết tha bổi hổi” gọi bạn tình, tiếng sáo réo rắt của núi rừng gợi niềm tin yêu, sức sống, khơi gợi những khát khao. Tiếng sáo cũng là tiếng lòng, là tiếng vọng của rừng sâu, là thanh âm của cuộc sống. Tiếng sáo trải dài khắp các trang viết của Tô Hoài góp phần tạo nên chất thơ của tác phẩm

Bình luận cho bài viết

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

Phân tích tác phẩm Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài

Phân tích tác phẩm Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài.loading... Gợi ý làm bài …