Home / Đọc truyện / Câu chuyện cảm động rơi nước mắt về người Mẹ

Câu chuyện cảm động rơi nước mắt về người Mẹ

Trong xóm không ai lạ gì bà Cả Đạt, bà bị tật từ nhỏ, chân bà hơi tập tễnh đã thế bà còn hơi man mát một tý. Người bà lúc nào cũng bẩn thỉu,nhem nhuốc và hay la cà ở hố rác và nhặt nhạnh tất cả mọi thứ mà người ta vất đi rồi đem về nhà mình.
…Chuyện về một bà mẹ – Một chuyện có thật

loading...

rroi-le-truoc-niem-hanh-phuc-cua-nguoi-me-khuyet-tat-compressed
Trên người bà lúc nào cũngbao tải, và một cái gậy dài, cái gậy vừa dùng để chống vừa dùng để kều rác, bà nhặt tất cả từ cái vỏ lon sữa bò gỉ, đến cái vỏ chai lavie…Nhà bà là cái hố rác chung của cả xóm, bởi ai muốn bỏ cái gì chỉ cần mang đến cho bà là bà quý lắm, thỉnh thoảng vài chị đồng nát ghé qua mua cho bà vài thứ đồ đồng nát mà bà Cả Đạt nhặt được rồi bán lại cho các chị. Bà Cả Đạt là mẹ liệt sĩ, anh con trai duy nhất của bà đã hi sinh trong chiến dịch xuân 1975 lịch sử, sau 10 năm thì chồng bà qua đời, bà ở vậy cho đến giờ. Thỉnh thoảng vào ngày lễ tết và thương binh liệt sĩ, bà cũng được hội cựu chiến binh, rồi các bác ở xã đến động viên thăm hỏi. Cũng có người thương bà bảo bà làm đơn lên xã xin cho bà đi tìm mộ anh con trai đã hi sinh, nhưng bà chỉ gạt đi bảo tôi còn khỏe, tự tôi sẽ tìm em nó về. Thế rồi một ngày, người ta không thấy bà Cả Đạt đâu nữa, bà đã đi vào Nam tìm mộ con trai rồi. Bà Cả Đạt đi không ai biết, đây là chuyện tôi nghe mọi người kể lại :
Trước đó mấy hôm, bà Cả Đạt mua rất nhiều chè bồm, không ai biết để làm gì. Một sáng sớm bà khăn gói lên đường, cái tay nải đeo trên vai, tập tễnh chống gậy nhằm hướng đường tàu thẳng tiến. Bà đi bộ ra đường 1, rồi theo đường sắt và đường quốc lộ đi vào Nam. Vừa đi bà vừa làm cái việc mà ở nhà bà vẫn làm, là nhặt nhạnh các thứ mà người ta vứt đi dọc hai bên đường để bán và làm tiền lộ phí. Thỉnh thoảng bà cũng xin đi nhờ được vài dặm đường của những người lái xe tốt bụng. Sau hai tháng đi bộ và kết hợp đi nhờ, bà vào được Tây Ninh, tìm đến mộnơi anh con trai đã yên nghỉ, bà thắp hương, khấn vái, rồi cầu khẩn chồng và con linh thiêng cho bà đưa hài cốt con về.
Tự tay bà bốc mộ con, đặt vào trong gói ni lông, quấnlại rồi bọc chè bồm ra ngoài, cho vào tay nải, rồi bà ôm tay nải có hài cốt anh ra bến xe, vừa đi bà vừa lẩm bẩm một mình hay là nói với anh con trai :“ ngoan nào, đừng quấy mẹ, mẹ sẽ đưa con về ”. Lần này bà ra, bà không đi bộ nữa mà đi xe khách, mỗi khi xe nghỉ ở quán cơm dọc đường, bà đều kínđáo gọi một suất cơm rồi sẻ ra làm hai bát và hai đôi đũa rồi bảo: “ ăn đi con, ăn đi mẹ con mình còn về”. Anh con trai bà thỉnh thoảng cũng quấy mẹ lắm, có lúc xe dừng anh lại làm bác tài toát mồ hôi khi đề mãi mà xe không nổ, phải đến khi bị mẹ mắng thì anh mới thôi cái trò nghịch ngợm đi, và xe lại nổ máy chạy như thường.
Một buổi sớm, cả xóm bị đánh thức bởi tiếng khóc của bà Cả Đạt : “ Ối các ông các bà ơi, tôi đem thằng Tuấn về đây này” – Mọi người chạy ra, ở đầu xóm, một cái tiểu sành phủ lá quốc kì đã được đặt tự bao giờ, bên trên là một bát hương đang nghi ngút khói. Ai cũng cảm động, cũng rưng rưng như đón một người thân trong gia đình mới trở về. Tất cả không ai bảo ai, đi lo liệu sắp đặt công việc. Một đám rước long trọng và trang nghiêm, đưa di hài người chiến sĩ ra nghĩa trang liệt sĩ của xã. Khi mọi việc đã xong xuôi, người ta mới hỏi chuyện bà Cả Đạt và câu chuyện mà các bạn nghe trên là do tôi nghe được và kể lại.
ĐÂY LÀ MỘT CHUYỆN HOÀN TOÀN CÓ THẬT!

Bình luận cho bài viết

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

Truyện ngắn: Huynh Đệ (cảm động về tình anh em)

Lúc nó ra đời, kế hoạch hóa gia đình quản rất ngặt, trong thôn chỉ …