Home / Văn mẫu / Lớp 11 / Cảm nhận của em về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Cảm nhận của em về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

Cảm nhận của em về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ

A. Hướng dẫn tìm hiểu đề bài

– Xác định vấn đề nghị luận: nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

loading...

– Xác định luận cứ, luận chứng.

– Phạm vi tư liệu: bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ”.

– Thao tác lập luận : phân tích, bình luận, nêu cảm nhận.

B. Hướng dẫn lập dàn ý

I. Mở bài

– Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng trong phong trào thơ ca lãng mạn 1930-1945.

– “Đây thôn Vĩ Dạ” là một trong những bài thơ nổi tiếng của Hàn Mặc Tử nằm trong tập “Thơ điên” (hay “Đau thương”) được chính nhà thơ tập hợp lại vào 1938.

– Bài thơ thể hiện nổi cô đơn, tuyệt vọng của một con người trong thế giới đau thương đối với cuộc đời đầy niềm vui, ánh sáng bên ngoài.

II. Thân bài

a. Thiên nhiên con người xứ Huế trong buổi bình minh

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc

Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

– “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” : câu hỏi tu từ – là lời của Hàn Mặc Tử tự phân thân ra để hỏi mình đồng thời vừa mời mọc, trách móc với cả một niềm tiếc nuối. Từ sự phân thân đó, tiếp theo Hàn Mặc Tử đã làm một cuộc hành trình trở về thăm thôn Vĩ trong tâm tưởng. Từ đó, thôn Vĩ đã hiện ra với vẻ đẹp thanh khiết.

– “Nắng hàng cau” đó là thứ nắng mai in trên hàng cau. Trong vườn, cau là loại cây cao nhất vượt lên trên hết các loại cây khác vì thế cau thường bắt được những tia nắng đầu tiên trong buổi bình minh. Trong đêm lá cau thường được sương đêm tắm gội cho nên nó luôn giữ được vẻ tươi mới. Khi hàng cau bắt được nắng thì sẽ tạo ra nắng hàng cau – thứ nắng vàng hanh, mượt mà, long lanh, tinh khiết.

– Mặt trời càng lên cao thì nắng ngập dần khu vườn, đến lúc tràn đầy thì nắng sẽ biến cả khu vườn trở nên xanh thẩm như một viên ngọc lớn. Đặc biệt cách dùng từ ngữ độc đáo : “mướt quá”, “xanh như ngọc” – làm nỗi bật ánh xanh và sắc xanh. Cách diễn đạt đó làm tôn lên vẻ đẹp đơn sơ mà hết sức lộng lẫy của vườn Vĩ Dạ.

– “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” : con người thôn Vĩ xuất hiện với vẻ đẹp phúc hậu, hiền từ. Con người hòa quyện với thiên nhiên mang vẻ đẹp kín đáo mờ ảo.

b. Đêm trăng Vĩ Dạ

“Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?”

– Vẫn là cảnh sắc thiên nhiên nhưng trong khổ thơ này cảnh đã được “lạ hóa” in đậm cái Tôi đau thương của nhà thơ. Cảnh có gió, mây, hoa, dòng nước, hoa bắp, con thuyền, bến sông…Nhưng tất cả không một chút ràng buộc, không một mối dây liên hệ với nhau. Trong tự nhiên gió và mây không tách rời nhau. Gió có thổi thì mây mới bay và mây bao giờ cũng bay theo gió. Nhưng ở đây, mây và gió đã chia lìa, đoạn tuyệt với nhau.

– Trong cái xu thế tất cả dường như đều chia lìa, li tán. Trăng đã xuất hiện cùng với con thuyền, bờ bến và dòng sông.

– Sự liên tưởng đầy biến hóa táo bạo của nhà thơ qua hình ảnh “sông trăng” con thuyền “chở trăng”. Có thể hiểu hình ảnh “sông trăng” theo hai cách: trăng tỏa sáng xuống dòng sông, nước sông phản chiếu ánh trăng hay ánh trăng tan biến thành nước nên dòng sông hóa thành “sông trăng”.

– Trên dòng sông là con thuyền chở trăng về cập bến thời gian “tối nay”. Sự liên tưởng đầy biến hóa đã làm cho hai câu thơ tràn ngập ánh trăng. Điều đó ít nhiều làm mờ nhạt đi tâm trạng khắc khoải, thản thốt của nhà thơ ẩn đằng sau hình ảnh trăng, nước.

c. Tâm trạng băn khoăn, hoài nghi

“Mơ khách đường xa, khách đường xa

Áo em trắng quá nhìn không ra

Ở đây sương khói mờ nhân ảnh

Ai biết tình ai có đậm đà?”

– Câu thơ thứ nhất trong khổ thơ được ngắt nhịp 4/3. Trong đó có ba âm tiết được lập lại tạo thành điệp ngữ “khách đường xa”. Cách ngắt nhịp đó cùng với phép điệp ngữ tạo nên nhịp điệu gấp gáp, hối hả như một lời khẩn khoản, níu kéo trong tuyệt vọng.

– Hình ảnh người con gái xuất hiện trong mơ tưởng với sắc áo trắng, trắng đến nổi nhà thơ thản thốt “nhìn không ra”.

– “Ở đây sương khói mờ nhân ảnh” : Hàn Mặc Tử dùng hình ảnh “mờ nhân ảnh” để chỉ cái tôi đau thương của mình. Cái tôi nhạt nhòa không ra đường nét, tồn tại mà như không tồn tại nữa. ( “Cái quay búng sẵn trên trời – Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm” – “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều). Một sự nhìn nhận đầy mặc cảm. Cái tôi ấy đối lập với con người mặt chữ điền, mặt áo trắng ở cõi đời ngoài kia.

– Trong câu thơ kết – nhà thơ dùng đại từ phiếm chỉ “ai” – “Ai” ở đây có thể là người thôn Vĩ hay bất kì ai hiểu được, cảm thông được cho nỗi đau riêng tư của Hàn Mặc Tử. Cách diễn đạt phiếm định này hé mở cho ta thấy sợi dây tình cảm, sợi dây níu kéo, nối kết hai thế giới – thế giới thôn Vĩ và thế giới đau thương của nhà thơ để hi vọng.

Với những hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh đẹp, thơ mộng về một miền quê đất nước là tiếng lòng của con người tha thiết yêu đời, yêu người.

III. Kết bài

Bài thơ có cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng, có mối tình đẹp nhưng ẩn khuất đằng sau là tình cảm hết sức đáng trân trọng và cảm thông của Hàn Mặc Tử.

Bình luận cho bài viết

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

Phân tích khổ thơ đầu bài thơ đây thôn Vĩ Dạ Hàn Mạc Tử

Nếu nhân loại không còn khao khát nữa Và nhà thơ – nghề chẳng kẻ …