Cảm nhận của anh, chị về đoạn thơ sau trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng:

loading...

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”.

Gợi ý làm bài

1. Khái quát

– Đôi nét về tác giả, tác phẩm.

– Giới thiệu về đoạn thơ : tái hiện lại khung cảnh chặng đường hành quân khốc liệt, gian lao nhưng không kém phần thơ mộng, trữ tình.

2. Chi tiết

a. Hai câu đầu

Trong tâm trí nhà thơ, Tây Tiến là một vùng đất đầy ắp kỉ niệm nên mở đầu bài thơ là tiếng gọi thể hiện nỗi nhớ tha thiết, bâng khuâng ; gợi nhắc một địa danh đong đầy bao kí ức của đời lính.

“Tây tiến ơi!” – câu cảm vang lên là tiếng lòng da diết gắn liền với bao kỉ niệm thân thương về đoàn quân Tây Tiến.

Nỗi nhớ đó vừa cụ thể vừa gắn liền với địa danh Tây Bắc : “nhớ về rừng núi” : vừa xa xôi vừa không định hình ; “nhớ chơi vơi” : tạo âm hưởng kéo dài, lan rộng, gợi mở một tâm trạng, cảm xúc vang xa đến mênh mông vô tận.

b. Về chặng đường hành quân

* Khốc liệt hiểm trở

Điệp từ “dốc” : gợi cảm giác những con đường dốc nối tiếp nhau.

Những từ láy tạo hình “khúc khuỷu”, “thăm thẳm” đặt trong câu thơ nhiều thanh trắc góp phần miêu tả cảnh hùng vĩ, đầy hiểm trở của núi rừng miền tây. Con đường hành quân qua dốc núi vừa gập ghềnh, trắc trở ; vừa cao vừa sâu hun hút, con đường như dài ra theo

bao nhiêu nguy hiểm khó khăn, vất vả với “cọp trêu người” (“chiều chiều”, “đêm đêm”) và thác cao nghìn thước.

Điệp từ “ngàn thước”, “lên” đối lập “xuống”, nhịp thơ 4/3 như tô đậm chiều cao, độ sâu vÀ tạo một nét gãy đầy ấn tượng của núi đèo. Chiều cao và chiều sâu của dốc núi dựng đứng đã đặc tả được sự nguy hiểm đối với chiến sĩ. Dường như trong thế đứng hùng vĩ ấy, trong âm hưởng câu thơ có cả dáng mệt mỏi và nhịp thở đứt quãng nhọc nhằn của chiến sĩ Tây Tiến.

Vất vả, gian lao nên không ít người đã mệt mỏi “Gục lên súng mũ bỏ quên đời”. Cách nói giảm làm dịu bớt đau thương – họ hi sinh như đi vào giấc ngủ thanh thản – nhưng cũng không che giấu bớt những gian khổ, nhọc nhằn đã vắt kiệt sức của các chiến sĩ. Tuy vậy, trên đỉnh núi cao, họ vẫn giữ cho mình cái nhìn, cách nói hóm hỉnh, vui tươi của một tâm hồn trẻ trung “súng ngửi trời”.

* Thơ mộng trữ tình

Sau những nét vẽ gân guốc, mạnh mẽ là những đường nét thanh thoát, lãng mạn, mềm mại, khắc họa rõ nét vẻ đẹp thơ mộng trữ tình của núi rừng Tây Bắc : “Nhà ai pha luông mưa xa khơi”, “Nhớ ôi… nếp xôi”. Câu thơ với nhiều thanh bằng như tiếng thở phào nhẹ nhõm, thanh thản sau khi vượt qua khó khăn. Từ đỉnh núi, ánh nhìn vươn dài theo cơn mưa rừng xa tận Pha Luông, không gian thơ mộng mở ra với những mái nhà thấp thoáng gợi tình cảm gia đình ấm áp, gần gũi; tiếp thêm sức mạnh vật chất và tinh thần cho người chiến sĩ sau chặng đường dài.

Cách nói “mùa em” vừa nhẹ nhàng, tình tứ vừa mới lạ, độc đáo. Tâm hồn lãng mạn, tinh tế của người lính Tây Tiến đang hòa một nhịp với những sinh hoạt bình dị và tấm lòng của người dân vùng cao dành cho chiến sĩ. Những bữa cơm đầm ấm tình quân dân, những bát xôi nếp thơm nồng kỉ niệm khiến câu thơ cuối khổ như một tiếng lòng da diết, khắc khoải của hoài niệm.

3. Đánh giá

Với bút pháp kết hợp hài hòa giữa tả thực và lãng mạn, tác giả đã tái hiện lại chặng đường hành quân của doàn quân Tây Tiến. Qua đó dựng nên bức tranh khá hoàn chỉnh và sinh động về thiên nhiên miền tây vừa hùng vĩ, hiểm trở vừa ấm áp nên thơ.

Những đường nét tạo hình như khắc sâu vào lòng người đọc ấn tượng khó phai về thiên nhiên Tây Bắc. Sự phối thanh nhịp nhàng khiến đoạn thơ nghe như âm vang một khúc nhạc lâng lâng nhung nhớ về một vùng đất Tây Bắc xa xôi bỗng trở nên thân thương gần gũi.