Home / Văn mẫu / Lớp 12 / Bài giảng-Tóm tắt-Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi

Bài giảng-Tóm tắt-Những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi

Tác giả

loading...

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Ca, bút danh là Nguyễn Ngọc Tấn, Nguyễn Thi. Sinh năm 1928 tại Nam Định. Vào Sài Gòn từ nhỏ. Là nhà văn quân đội, hy sinh trong cuộc Tổng tiến công tết Mậu Thân, tại mặt trận Sài Gòn (1968).

Tác phẩm: Trăng sáng (1960), Đôi bạn (1962), “Người mẹ cầm súng”, “Những sự tích ở đất thép”, “Mẹ vắng nhà”, “Những đứa con trong gia đình”,…

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Thi đậm đà màu sắc dân gian mà hiện đại, lối kể chuyện tự nhiên như cách cảm, cách nghĩ của người nông dân Nam Bộ; nhân vật được trình bày trong mỗi quan hệ phức tạp và sự vận động phát triển đầy ấn tượng: trẻ trung, bộc trực, mãnh liệt đáng yêu.

Tóm tắt

Việt quê ở Bến Tre. Chị gái là Quyết Chiến, hai chị em cùng đi bộ đội một ngày. Trong một trận đánh lớn trong rừng cao su, Việt dùng thủ pháo diệt một xe bọc thép Mĩ. Nhưng Việt đã bị thương nặng, ngất đi trên chiến trường, bị lạc đơn vị ba ngày đêm. Tỉnh rồi lại mê, mê rồi lại tỉnh, anh nhớ lại những kỷ niệm vui, buồn tuổi thơ, nhớ lại ba má, anh chị em, nhớ chú Năm. Cả ba lẫn má đều hy sinh trong chiến tranh. Việt và chị Chiến ra đi đánh giặc để báo thù cho ba má, để giải phóng quê hương, tiếp tục trang sử anh hùng của gia đình. Anh Tánh dẫn tiểu đội đi tìm Việt suốt 3 ngày, mấy lần đụng địch, lục suốt mặt trận dài dặc mới gặp được Việt và đưa về bệnh viện quân y. Lúc vết thương sắp lành, anh Tánh giục Việt viết thư cho chị Chiến.

Chủ đề

Ca ngợi khí thế ra trận và khí phách anh hùng của tuổi trẻ miền Nam trong thời chống Mĩ. Đánh giặc để trả thù nhà cũng là để giải phóng quê hương.

Nhân vật

1. Chiến là đứa con gái không khác mẹ tí nào: gan góc, đã nói là làm, chăm chỉ, đảm đang, tháo vát. Ba má hy sinh rồi, là chị gái trong nhà nên sớm biết lo toan, thu xếp việc nhà, gửi bàn thờ má… trước lúc ra trận. Tuy có lúc còn tranh giành với em, nhưng rất thương em, hay nhường em. Chiến ra trận với lời thề quyết chiến: “Nếu giặc còn thì tao mất, vậy à!” Chú Năm khen ngợi: “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”.

2. Việt là một thằng nhỏ gan, ra trận khi mới 17 tuổi. Hồn nhiên, hiếu động, rất thương chị nhưng hay tranh giành với chị, không sợ Mĩ mà lại sợ ma… Rất yêu thương đồng đội. Dũng cảm ngoan cường trong chiến đấu, dùng thủ pháo diệt xe bọc thép Mĩ. Bị thương nặng, mặt mũi chân tay đẫm máu, mắt bị thương không nhìn thấy được, đói khát; chỉ còn một viên đạn đã lên nòng, sẵn sàng tử chiến với giặc. Rất thương ba má, nung nấu mối thù nhà, quyết đánh giặc để trả thù cho ba má, để giải phóng quê hương. Việt là đứa con yêu quý của gia đình. Câu hò của chú Năm gửi gắm bao tình cảm tốt đẹp đối với Việt: “khi thì Việt biến thành tấm áo vá quàng hoặc con sông dài cá lôi của chú, khi thì Việt biến thành người nghĩa quân Trương Định, ngọn đèn biển Gò Công, hoặc ngôi sao sáng ở Tháp Mười”.

Đoạn văn hay nhất, đằm thắm chất chữ tình, hàm chứa chiều sâu triết lí

… “Con sông náo ở nước ta cũng đẹp, lắm nước bạc, nhiều phù sa, vườn rộng mát mẻ cũng sinh ra từ đó. Trăm sông đổ về một biển, con sông của gia đình ta cũng chảy về một biển, mà biển thì rộng bằng cả nước ta và ra ngoài cả nước ta”.

Bình luận cho bài viết

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

Cuối đoạn trích Những đứa con trong gia đình là những hình ảnh nào? Ý nghĩa

a. Hình ảnh cuối đoạn trích: “Chị Chiến đứng ra giữa sân, kéo cái khăn …