Home / Văn mẫu / Lớp 11 / Tình huống truyện ngắn Chữ Người Tử Tù (Nguyễn Tuân)

Tình huống truyện ngắn Chữ Người Tử Tù (Nguyễn Tuân)

Truyện ngắn chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đã vẽ ra một tình huống hết sức độc đáo và thú vị. Hai nhân vật chính của truyện đã được nhà văn đặt và một mối quan hệ cực kì éo le. Trước hết đó là sự đối lập giữa vị thể của những con người và hành động của họ. Quản Ngục – con ngừoi phục tùng cho triều đình, “ông trời con” trong chốn lao tù fải “khúm núm”, “xin lĩnh ý” trứoc Huấn Cao – một kẻ tử tù ngông ngạo chống lại triều đình mục ruỗng. Tất cả là vì viên Quản Ngục rất chuộng, và có ý thức trân trọng cái tài viết chữ đẹp của Huấn Cao. Rồi chính lí do đó cũng đã khơi ra một tình huống nghịch lí khác, đó là việc Huấn Cao cho chữ viên Quản Ngục ngay tại nhà lao. Quả là “một cảnh tượg xưa nay chưa từng có”! Chữ là thứ nguời ta chỉ cho nhau ở những nơi trang trọng, hay vào những dịp đặc biệt, vậy mà giờ đây, trên cái nền xám xịt của chốn giam cầm – nơi mà sự sống cận kề cái chết, nơi bóng tối ngự trị, và đầy rẫy những phân gián, phân chuột, cảnh “cho chữ” lại diễn ra.

loading...

Rõ ràng ở hai con ngừoi mà vị thế hòan tòan trái ngược nhau này vẫn có chung một tâm hồn say mê, trân trọng cái đẹp và cái thiên lương. Kết thúc truyện là lời khuyên răn của Huấn Cao cùng với sự đáp trả một cách kính cẩn của viên Quản Ngục. Từ đó càng làm nổi bật thêm chủ đề của truyện về cái sức sống mãnh liệt của nét đẹp dân tộc: dù cho ở bất kì hòan cảnh nào cũng luôn rực sáng chứ không hề vụt tắt. “Chữ ngừoi tử tù” xứng đáng là một thiên truyện xuất sắc nhất tập “Vang bóng một thời” của nhà văn Nguyễn Tuân.

Bình luận cho bài viết

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

Tóm tắt ngắn gọn Chữ người tử tù và ý nghĩa tác phẩm

Tóm tắt “Chữ người tử tù”loading... a. Tóm tắt tình huống truyện tác phẩm “Chữ …