Home / Văn mẫu / Lớp 12 / Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân

Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân.

loading...

1. Nêu vấn đề nghị luận (về tác giả, tác phẩm và nhân vật Bà cụ Tứ).

2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật:

– Hoàn cảnh nảy sinh tâm trạng: giữa những ngày đói, bà cụ Tứ cũng giống mọi người, lần hồi kiếm miếng ăn và lo lắng vì sự ám ảnh của cái đói thì anh Tràng- con trai bà bỗng nhiên nhặt được vợ.

– Diễn biến tâm trạng:

+ Khi trở về nhà, nhìn thấy người đàn bà lạ xuất hiện trong ngôi nhà của mình, nét tâm lí đầu tiên của bà cụ Tứ là thái độ hết sức ngạc nhiên, bà không tin ở mắt mình.

+ Sau khi nghe Tràng xác nhận đó là người vợ nhặt của Tràng, người mẹ nghèo hiểu ra bao cơ sự vừa ai oán, vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình; bao nỗi niềm tâm tư ngổn ngang trào dâng giằng xé trong bà. Lòng bà trào dâng nỗi tủi phận và cả sự lo lắng; bà lo cho con bằng nỗi lo của người mẹ nghèo từng trải đã biết thế nào là đói khát. Bởi vậy nỗi lo càng trở nên đớn đau đến quặn thắt.

– Khi nhìn người con dâu, lòng người mẹ nghèo không khỏi xót thương cho cảnh ngộ của chị. Bà hiểu và không chút coi thường, khinh rẻ mà dành cho người vợ nhặt của Tràng sự đồng cảm, xót thương, bà cư xử dịu dàng, ân cần và trìu mến đối với chị.

– Mở lòng đón nhận người con dâu, tâm trạng của bà chuyển sang niềm vui và hi vọng. Bà an ủi, động viên con cũng chính là động viên mình bằng một niềm tin rất chân thật.

– Hạnh phúc của đứa con khiến người mẹ có nhiều đổi thay khác lạ, trở nên tươi tắn, nhanh nhẹn hơn. Bà cố gắng bằng tấm lòng người mẹ để bù đắp để làm mất đi cái phần tủi sầu, để hạnh phúc của con thêm phần trọn vẹn.
– Trong bữa cơm bà nói toàn chuyện vui, toàn chuyện sung sướng về sau, nhưng niềm vui của bà không trọn vẹn bởi không khí căng thẳng vì cái đói và sự bức bối, ngột ngạt bởi tiếng trống thúc thuế dồn dập.

3. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật:

– Diễn tả tâm lí nhân vật thông qua hành động, cử chỉ, nét mặt, ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu, phù hợp với nhân vật…

– Với khả năng đi sâu vào diễn biến tâm lí nhân vật, diễn tả thật xúc động tâm trạng nhân vật, nhà văn giúp người đọc hình dung rõ hơn nghịch cảnh éo le của người lao động trong nạn đói.

4. Đánh giá chung:

– Qua việc miêu tả diễn biến tâm lí bà cụ Tứ, tác phẩm đã dựng lên hình ảnh chân thật và cảm động về người mẹ nông dân nghèo khổ trong nạn đói khủng khiếp năm 1945. Đó là người mẹ đôn hậu, bao dung, hết lòng yêu thương con, hi sinh tất cả vì con.

– Diễn biến tâm lí của bà cụ Tứ được thể hiện chân thực, xúc động, góp phần tạo nên chiều sâu tư tưởng cho tác phẩm.

Bình luận cho bài viết

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

Cảm nhận về chi tiết tiếng chổi quét sân của người vợ nhặt ở truyện ngắn Vợ nhặt

Cảm nhận sâu sắc của anh chị về chi tiết tiếng chổi quét sân của …