Câu hỏi:

loading...

Nêu tình huống truyện trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân, từ đó nhận xét về thái độ của nhà văn với con người và thực trạng xã hội đương thời.

Trả lời

a. Tình huống truyện của tác phẩm:

Trước hết, Tràng là một là một người mồ côi cha, ở với mẹ già tại xóm ngụ cư. Nhà nghèo, hắn làm nghề kéo xe bò thuê. Tràng có một ngoại hình xấu xí, thô kệch. Đã thế lại có phần dở người. Lời ăn tiếng nói cũng thô kệch như chính ngoại hình của hắn. Có thể nói, nguy cơ ế vợ đã rõ. Đã vậy, gặp năm đói khủng khiếp, cái chết luôn luôn đeo bám .Trong lúc không một ai ( kể cả Tràng) nghĩ đến chuyện dựng vợ, gả chồng thì đột nhiên Tràng có vợ, mà lại có vợ bằng cách nhặt được. Trong hoàn cảnh ấy, Tràng có vợ cũng là phải có thêm một miệng ăn và cũng là đem thêm tai hoạ về cho mình và mẹ, đẩy mau mình và mẹ đến cái chết. Như vậy, việc Tràng có vợ là một nghịch cảnh éo le, vui buồn lẫn lộn, cười ra nước mắt.Chính điều này đã làm cho nhiều người ngạc nhiên :

Đó là những người dân trong xóm ngụ cư : họ ngạc nhiên, bàn tán, phán đoán rồi họ cùng nghĩ : “ biết có nuôi nổi nhau qua được cái thì này không?” Còn bà cụ Tứ – mẹ Tràng- lại càng ngạc nhiên . Lúc đầu bà lão không hiểu, rồi bà “ cúi đầu im lặng” với bao tâm sự vui – buồn lẫn lộn “ biết chúng có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Nhất là, ngay chính bản thân Tràng cũng bất ngờ với chính hạnh phúc của mình“ nhìn thị ngồi ngay giữa nhà đến bây giờ, hắn vẫn còn ngờ ngợ”. Thậm chí , sáng hôm sau Tràng cảm thấy “ êm ái như từ giấc mơ đi ra”.

Tóm lại, tình huống truyện mà Kim Lân xây dựng vùa bất ngờ nhưng lại hợp lý, tạo sức hấp dẫn và nhiều suy nghĩ cho người đọc.

b. Thái độ của nhà văn:

– Với người dân lao động:

Qua câu chuyện, nhà văn đã dành những tình cảm tốt đẹp nhất đối với con người nghèo khổ bằng cả tấm lòng nhân hậu của mình. Ông xót thương cho dân tộc trước thảm hoạ đói chết. Ông cũng ái ngạicho người con gái bị nạn đói cướp đi gần hết ( gia đình, nhan sắc, tính cách, tên tuổi …).

Không những vậy, nhà văn còn rất tinh tế khi phát hiện ra khát vọng hạnh phúc và niềm vui khi nhặt vợ của Tràng; cái duyên thầm của thị qua cái liếc mắt với Tràng…Có thể nói, nhà văn rất trân trọng và tự hào về vẻ đẹp nhân tính của con người lao động nghèo trước thảm hoạ đau thương , chết chóc.

Đồng thời nhà văn còn tập trung ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động qua hình ảnh của bà cụ Tứ : một người mẹ giàu tình thương con, giàu lòng nhân hậu và niềm tin vào cuộc sống à đây cũng chính là niềm tin của nhà văn vào phẩm chất tốt đẹp của con người.

– Với thực trạng xã hội đương thời, thông qua tình huống truyện, nhà văn lên án và tố cáo tội ác của Nhật – Pháp đã đẩy nhân dân ta vào thảm hoạ đói nghèo, chết chóc. Chính chúng đã làm cho giá trị con người trở thành rẻ rúng như rơm như rác : vợ mà nhặt được .