Home / Văn mẫu / Lớp 10 / Khi nghĩ về Chí Phèo, thị Nở thành thật: “Cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương”

Khi nghĩ về Chí Phèo, thị Nở thành thật: “Cái thằng liều lĩnh ấy kể ra thì đáng thương”

Gợi ý làm bài phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi gặp thị Nở

loading...

phân tích nhân vật Chí Phèo sau khi gặp thị Nở

– Giới thiệu khái quát về Nam Cao và giá trị nhân văn của tác phẩm.

– Hình tượng nhân vật Chí Phèo hiện lên trong tâm trí thị Nở vừa chân thực vừa lãng mạn, vừa liều lĩnh vừa đáng thương

+ Giải thích nhận xét của thị Nở :

– “Cái thằng liều lĩnh”: cách nói chân thực khẩu ngữ của người nhà quê (thằng, nó – không có ý khinh bỉ, xem thường), “liều lĩnh ấy kể ra” muốn nói đến bản chất du côn, lưu manh của Chí Phèo, nói tới những tội lỗi hắn làm ở làng Vũ Đại; “đáng thương” thị Nở bày tỏ sự bênh vực và cảm thông với bất hạnh của Chí. Câu nói của thị Nở ngầm thừa nhận Chí là con người lương thiện, hiền. Hai nét tính cách lưu manh và lương thiện làm nên bi kịch thân phận người nông dân Chí Phèo. Bi kịch Chí Phèo thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao.

+ Bày tỏ suy nghĩ

– Trình bày những hiểu biết về thân phận Chí Phèo: một người nông dân hiền lành lương thiện. Tuổi thơ bơ vơ, khó nhọc của Chí Phèo. Tuổi thanh niên làm thuê cho nhà Bá Kiến tuy vất vả nhưng chăm chỉ, hiền lành và nhiều khát khao, mơ ước. Là người có nhân cách, trọng danh dự, có ước mơ giản dị như bao người dân quê khác.(Con người tốt, đáng yêu)

– Đi tù về, Chí Phèo trở thành một con người khác: cướp giật, rạch mặt, ăn vạ…Trở thành tay sai, công cụ đắc lực trong tay Bá Kiến.Chí bị trượt dốc khỏi con đường lương thiện, trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại, bị cả làng xa lánh, coi khinh. (Con người bị tha hóa, lưu manh hóa, đáng thương)

– Nhân vật Chí Phèo trong quan hệ với thị Nở là bước ngoặt quan trong trong sự phát triển tính cách của Chí. Nhà văn làm lộ những phần nhân cách đẹp nhất về con người với quá khứ bình dị, chân chất, với tình yêu và khát vọng hạnh phúc nho nhỏ và cả bản tính lưu manh, liều lĩnh của Chí. Bi kịch hoàn toàn tan vỡ khi Chí Phèo bị thị Nở từ chối tình yêu, cánh cửa trở về với cuộc sống làm người hoàn toàn khép lại. Đỉnh điểm của bi kịch là hành động giết Bá Kiến và tự vẫn của Chí Phèo. (Cái kết thúc cuộc đời đáng thương)

+ Đánh giá chung:

-Bi kịch của Chí Phèo là bi kịch của người nông dân lương thiện bị tha hoá. Nhưng từ trong sự tha hoá, họ vẫn khao khát một cuộc sống lương thiện và khao khát sự trở về với cuộc sống bình thường, lương thiện của người nông dân. Hai biểu hiện lưu manh và lương thiện được miêu tả thành công trong tình huống bất ngờ: cuộc tình với thị Nở. Tình yêu và bàn tay đàn bà chăm sóc, yêu thương giúp hắn nhận ra bao nhiêu trang đời đẹp đẽ, nhận ra hắn trên con đường đời cô độc và bất hạnh, nhận ra mơ ước và khát khao giản dị, xứng đôi. Năm ngày thằng lưu manh sống lương thiện, vui vẻ, hạnh phúc sau bao nhiêu khổ sở. ( Sự cảm thông chia sẻ của thị Nở và nhà văn). Đó chính là giá trị nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của Nam Cao

– Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình. Phát huy cao độ sở trường khám phá và miêu tả tâm lý; sử dụng ngôn ngữ và cách trần thuật tự nhiên tạo nên thành công của tác phẩm.

Bình luận cho bài viết

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

Phân tích tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo

I. MỞ BÀI Nam Cao là đại biểu ưu tú của dòng văn học hiện …