Cảm nhận của anh (chị) về khát vọng sống của nhân vật Mị thể hiện trong đêm tình mùa xuân trong đoạn trích Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài)

loading...

Dàn bài gợi ý

Thân bài:

Ý 1 Giới thiệu vài nét về cuộc đời Mị, đặc biệt là lúc làm dâu trừ nợ:

– Khi bị bắt về nhà thống lí Pá Tra: “đêm nào Mị cũng khóc”, có lần trốn về nhà cha “định ăn lá ngón tự tử”, Mị phản ứng quyết liệt, tuy tiêu cực nhưng cho thấy cô không chấp nhận sống nô lệ. Lòng ham sống, khát vọng tự do khiến Mị tìm đến cái chết như một phương tiện giải thoát.

Ý 2 Diễn biến tâm trạng:

– Trong đêm tình mùa xuân: Tiếng sáo gọi bạn tình đã khơi dậy ở Mị khát vọng tự do, được yêu thương, hạnh phúc. Nó đánh thức tâm hồn Mị làm Mị nhớ lại kỉ niệm xưa lòng phơi phới sung sướng:

+ Uống rượu “Uống ực từng bát”. Nghệ thuật trần thuật linh hoạt đan xen quá khứ với hiện tại, lời văn tinh tế, đậm màu sắc dân tộc.

+ Thấy mình còn trẻ “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ”, “Mị muốn đi chơi”, đến góc nhà lấy ống mỡ, xắn một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn cho sáng (Mị muốn thắp sáng tâm hồn mình, cuộc đời mình).

+ Mị “quấn lại tóc”, “với tay lấy cái váy hoa”, một hành động tích cực, táo bạo chưa từng có trong suy nghĩ của Mị.

=> Mị có ý thức về tuổi trẻ, về quyền sống hạnh phúc của mình.

– Khi bị A Sử trói đứng: Tiếng sáo vẫn đưa Mị đi theo những cuộc chơi. Bị trói về thể xác nhưng tâm hồn Mị vẫn tự do nên quên cả cảnh hiện tại “Mị vùng bước đi”…

Nghệ thuật đối lập “lúc thì khắp người, bị dây trói thít lại, lúc nồng nàn tha thiết nhớ”.

Thể xác: đau đớn, đau nhức > < tâm hồn: tràn trề, tha thiết nhớ.

Tâm trạng Mị bộc lộ khát vọng sống mãnh liệt. Lúc này Mị sợ chết, rất ham sống (khác hẳn ý định tự tử lúc đầu) “Mị cựa quậy xem còn sống hay chết”. Đó là đoạn diễn tả tâm trạng Mị thật tinh tế, đặc sắc.

Ý 3 Đánh giá

– Với bút pháp hiện thực sắc sảo, nghệ thuật phân tích tâm lí tinh tế, Tô Hoài đã xây dựng thành công nhân vật Mị.

– Cuộc đời đau khổ, tủi nhục của Mị có ý nghĩa tiêu biểu cho kiếp sống khốn khổ của người dân miền núi dưới ách thống trị của các thế lực phong kiến và thực dân. “Có áp bức, có đấu tranh”.

– Nhân vật Mị chính là điển hình sinh động cho sức sống tiềm tàng, sức vươn lên mạnh mẽ của con người trong hoàn cảnh tăm tối hướng tới ánh sáng của nhân phẩm và tự do.