Home / Văn mẫu / Lớp 12 / Cảm nhận đoạn thơ “Ta về, mình có nhớ ta…ân tình thuỷ chung” trong bài Việt Bắc của Tố Hữu

Cảm nhận đoạn thơ “Ta về, mình có nhớ ta…ân tình thuỷ chung” trong bài Việt Bắc của Tố Hữu

Đề bài:

loading...

Cảm nhận đoạn thơ sau trong bài Việt Bắc của Tố Hữu:

“Ta về, mình có nhớ ta
Ta về, ta nhớ những hoa cùng người.
( … )
Rừng thu trăng rọi hoà bình
Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung”.

Dàn bài gợi ý

*Mở bài:

Giới thiệu khái quát hoàn cảnh ra đời và nội dung của bài thơ Việt Bắc…

Giới thiệu vị trí đoạn trích: đoạn thơ gồm mười hai câu ghi lại nỗi nhớ của nhà thơ và cũng là của người cán bộ kháng chiến đối với cảnh và người Việt Bắc.

*Thân bài:

Đoạn thơ trước hết gợi lên một bức tranh tứ bình đẹp về thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Bức tranh bốn mùa xuân- hạ- thu- đông trở thành bức tranh của nỗi nhớ.

Đoạn thơ ngập tràn màu sắc với màu đỏ tươi của hoa chuối mùa đông giữa nền rừng xanh mênh mông, với màu trắng tinh khiết của hoa mơ mùa xuân, với ánh vàng của rừng phách vào hè và mùa thu huyền ảo với ánh trăng soi.

Nổi bật giữa vẻ đẹp của thiên nhiên là vẻ đẹp của con người. Xen giữa một câu lục tả cảnh là một câu bát tả người-hình ảnh con người trong lao động và sinh hoạt ( “ Đèo cao nắng ánh dao gài thắt lưng”, “ Nhớ người đan nón chuốt từng sợi giang”, “ Nhớ cô em gái hái măng một mình”, “ Nhớ ai tiếng hát ân tình thuỷ chung” ).

Sự đan xen giữa người và cảnh tạo nên sự hài hoà, quấn quýt, gợi tình cảm nhớ nhung da diết.

Âm hưởng chung của đoạn thơ là nỗi nhớ nhung tha thiết. Nhịp thơ lục bát nhịp nhàng, uyển chuyển, bâng khuâng, êm đềm như khúc hát ru.

*Kết bài:

Có thể nói, đây là một trong những đoạn hay nhất của bài Việt Bắc. Mười câu thơ cuối giàu tính tạo hình, giàu âm hưởng, cấu trúc hài hoà, cân đối.

Bình luận cho bài viết

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

[Dàn Ý] Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu

Đề: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Những …