Home / Văn mẫu / Lớp 12 / Cảm nhận đoạn thơ “Mình đi…đậm đà lòng son” trong bài Việt Bắc của Tố Hữu

Cảm nhận đoạn thơ “Mình đi…đậm đà lòng son” trong bài Việt Bắc của Tố Hữu

Đề bài:

loading...

Anh ( chị ) hãy trình bày cảm nhận qua đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu để làm rõ lòng son sắt thuỷ chung đối với cách mạng của Việt Bắc được thể hiện trong hình thức nghệ thuật thơ ca truyền thống:

“Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai ?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.
(Ngữ văn 12, tập một, tr. 110, NXBGD Việt Nam, năm 2010 )

Dàn bài gợi ý

*Mở bài:

– “Việt Bắc” là một trong những bài thơ hay nhất của Tố Hữu, cũng là một trong những bài thơ đặc sắc nhất của thơ ca hiện đại. Tác phẩm được viết sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi, là một trường ca hoài niệm về nghĩa tình “Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng” giữa người cán bộ và nhân dân Việt Bắc.

– Đoạn thơ được bình giảng từ câu 9 đến câu 16, nói lên lòng son sắt thuỷ chung đối với cách mạng của Việt Bắc được thể hiện trong hình thức nghệ thuật thơ ca truyền thống rất đặc sắc.

*Thân bài:

– Lòng son sắt của Việt Bắc đối với cách mạng thể hiện qua kỷ niệm của những ngày gian khổ:

+ Điệp từ “có nhớ” ướm hỏi ở những câu thơ sáu chữ gợi nhớ lại quãng thời gian, địa danh, con người, gia đình của một thời gian khổ.

+ Những kỷ niệm được ghi lại ở những câu thơ tám chữ, gợi lại những gì rất tiêu biểu của Việt Bắc:

. Đó là cảnh núi rừng đầy hoang sơ khắc nghiệt:

Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù”.

. Đó là cuộc sống gian khổ nhưng tất cả cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc

“Miếng cơm chấm muối mối thù nặng vai”

. Người cán bộ kháng chiến về xuôi để lại nỗi nhớ bùi ngùi cho Việt Bắc:

Trám bùi để rụng, măng mai để gia”.

. Cuộc sống còn nghèo khổ thiếu thốn nhưng Việt Bắc vẫn một lòng thuỷ chung với cách mạng:

“Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.

– Đoạn thơ đã thể hiện hình thức nghệ thuật thơ ca truyền thống một cách nhuần nhuyễn:

+ Thể thơ lục bát vừa giàu chất tự sự, vừa giàu nhạc điệu ngọt ngào đằm thắm của ca dao.

+ Lối ngắt nhịp đều đặn 2/4; 4/4, trầm bổng ngân nga của thơ ca dao lục bát như nhịp ru em êm ái:

Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù” …

+ Nghệ thuật đối, phát huy tác dụng rất lớn trong việc tô đậm cảnh và người:

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.

+ Cách xưng hô “mình – ta” trong ca dao được dùng đối đáp giao duyên thể hiện tình yêu lứa đôi nay được thể hiện trong tình cảm cách mạng của thời đại mới.

+ Nghệ thuật ẩn dụ làm tăng thêm khả năng liên tưởng của hình ảnh:

“Mưa nguồn suới lũ, những mây cùng mu”.

+ Phép trùng điệp vừa tạo vẻ đẹp nhịp nhàng về âm thanh, vừa gợi những cảm xúc sâu xa: ”Mình đi có nhớ”, “Mình về có nhớ” …

* Kết bài:

– Tóm lại, qua cảm nhận ta thấy đoạn thơ đã thể hiện rõ lòng son sắt thuỷ chung đối với cách mạng của Việt Bắc và được thể hiện trong hình thức nghệ thuật thơ ca truyền thống của dân tộc độc đáo, tinh tế.

Bình luận cho bài viết

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

[Dàn Ý] Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu

Đề: Phân tích đoạn thơ sau đây trong bài Việt Bắc của Tố Hữu: Những …