Home / Văn mẫu / Lớp 12 / Bài giảng những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi

Bài giảng những đứa con trong gia đình-Nguyễn Thi

I. Vài nét chung

1. Tác giả:

– Nguyễn Thi (1928-1968).

loading...

– Tên khai sinh: Nguyễn Hoàng Ca.

– Quê: Hải Hậu- Nam Định.

– Xuất thân trong một gia đình nghèo, mồ côi cha từ năm 10 tuổi, mẹ đi bước nữa nên vất vả, tủi cực từ nhỏ…

– Năm 1945: tham gia Cách mạng.

– Năm 1954: Tập kết ra Bắc.

– Năm 1962: Trở lại chiến trường miền Nam.

– Năm 1968: Hy sinh ở mặt trận Sài Gòn.

– Ông sáng tác ở nhiều thể loại: bút kí, truyện ngắn, tiểu thuyết. Ông được tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.

2. Tác phẩm:

– Đăng lần đầu ở tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng (tháng 2 – năm 1966). Sau được in trong Truyện và kínhà xuất bản Văn học Giải phóng II.

II. Đọc hiểu

1. Đọc

2. Tìm hiểu văn bản

a. Truyền thống của những người trong gia đình hai chị em Việt – Chiến

– Yêu nước mãnh liệt căm thù giặc sâu sắc.

+ Chú Năm: đại diện cho truyền thống và lưu giữ truyền thống (trong câu hò, trong cuốn sổ …).

+ Má Việt: cũng là hiện thân của truyền thống ấn tượng sâu đậm nhất ở người phụ nữ này là khả năng ghìm nén đau thương để sống và duy trì sự sống, che chở cho đàn con và tranh đấu.

b. Hai chị em Việt – Chiến

* Chiến: “hai bắp tay tròn vo, sạm đỏ màu cháy nắng…thân người to và chắc nịch” ® mang vóc dáng của má. Đó là vẻ đẹp của con người sinh ra để gánh vác, để chống chọi, để chịu đựngđể chiến đấu và chiến thắng.

* Việt:

– Lộc ngộc, vô tư của một cậu con trai mới lớn.

“Lăn kềnh ra ván cười hì hì …” Nhưng sự vô tư không ngăn cản Việt trở thành một anh hùng (ngay từ bé Việt đã xông vào đá cái thằng đã giết cha mình, khi trở thành chiến sĩ, dù bị thương vẫn quyết một phen sống mái với kẻ thù …”.

=> Việt là một thành công đáng kể của các nhân vật của Nguyễn Thi Tuy hồn nhiên bé nhỏ trước chị nhưng trước kẻ thù Việt lại vụt lớn, chững chạc trong tư thế của một người chiến sĩ.

c. Hình ảnh hai chị em Việt Chiến khiêng bàn thờ má sang gởi nhà chú Năm

– Không khí thiêng liêng đã biến Việt thành người lớn. Lần đầu tiên Việt thấy rõ lòng mình (thương chị lạ, còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy vì nó đang đè nặng trên vai).

– Hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng thể hiện sự trưởng thành của hai chị em có thể gánh vác việc gia đình và viết tiếp truyền thống tốt đẹp của gia đình.

d. Vài nét nghệ thuật

– Mang đậm chất sử thi (cuốn sổ, lòng căm thù giặc, thuỷ chung son sắt với quê hương).

– Mỗi nhân vật đều tiêu biểu cho truyền thống, đều gánh vác trên vai trách nhiệm với gia đình, với Tổ quốc …

III. Tổng kết

– Truyện kể về những đứa con trong một gia đình nông dân Nam Bộ có truyền thống yêu nước, căm thù giặc và khao khát chiến đấu, son sắt với Cách mạng. Sự gắn bó sâu nặng giữa tình cảm gia đình với tình yêu nước, giữa truyền thống gia đình với truyền thống dân tộc đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước.

Bình luận cho bài viết

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

Cuối đoạn trích Những đứa con trong gia đình là những hình ảnh nào? Ý nghĩa

a. Hình ảnh cuối đoạn trích: “Chị Chiến đứng ra giữa sân, kéo cái khăn …