Home / Văn mẫu / Lớp 11 / Anh/Chị hãy trình bày những quan điểm nghệ thuật cơ bản của nhà văn Nam Cao (1917 – 1951)

Anh/Chị hãy trình bày những quan điểm nghệ thuật cơ bản của nhà văn Nam Cao (1917 – 1951)

Hướng dẫn làm bài những quan điểm nghệ thuật cơ bản của nhà văn Nam Cao (1917 – 1951)

loading...

nhà văn Nam Cao

1. Suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn luôn suy nghĩ về “sống” và “viết”. Ban đầu, ông chịu ảnh hưởng sâu nặng của thứ nghệ thuật lãng mạn thoát li thi vị hóa hiện thực. Nhưng Nam Cao đã sớm nhận ra thứ văn chương thơm tho đó xa lạ với đời sống lầm than của đông đảo quần chúng nghèo khổ xung quanh. Và ông đã đoạn tuyệt với nó để tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chân chính. Theo Nam Cao, người cầm bút chân chính không được “trốn tránh” sự thực mà “cứ đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của cuộc đời…”.

2. Nam Cao chủ trương văn học không phải là chứa đựng nội dung nhân đạo. Tác phẩm văn học có giá trị không chỉ phản ánh sự thực đời sống mà còn phải có giá trị nhân đạo sâu sắc: “Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao mạnh mẽ, vừa đau đớn, vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình… Nó làm cho người gần người hơn…” (Đời thừa).

3. Nam Cao coi lao động nghệ thuật là một hoạt đông nghiêm túc, công phu. Đòi hỏi người cầm bút phải có lương tâm, Nam Cao lên án gay gắt sự cẩu thả trong nghề văn “Sự cẩu thả bất cứ nghề gì cũng là một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện” (Đời thừa).

4. Nam Cao quan niệm nghệ thuật là một lĩnh vực hoạt động đòi hỏi khám phá, đào sâu, tìm tòi và sáng tạo không ngừng. Qua nhân vật Hộ trong Đời thừa, Nam Cao đã khẳng định “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một kiểu mẫu đưa cho: Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những cái gì chưa có…”.

Sau Cách mạng tháng Tám, trong kháng chiến, Nam Cao say sưa trong mọi công tác, không nề hà lớn nhỏ với ý nghĩ dứt khoát đặt lợi ích cách mạng, dân tộc lên trên hết. Trước sau nhà văn vẫn trung thành với một ý nghĩ “góp sức vào việc không nghệ thuật lúc này chính là đểsửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn”. Đó là một thái độ đúng đắn, đẹp đẽ nhất của người nghệ sĩ chân chính lúc đó.

Bình luận cho bài viết

Nhận xét

Có thể bạn quan tâm

Phân tích tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật Chí Phèo

I. MỞ BÀI Nam Cao là đại biểu ưu tú của dòng văn học hiện …